Tìm kiếm Blog này

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Những ký ức về môn Toán và ngành nghề yêu thích

           Tôi đã đọc trang này và vô vàng xúc cảm...
http://tuvantuyensinh.vn/news/97-tu-van-chon-nghe/9107-phuong-phap-hoc-toan-va-chon-nganh-nghe-phu-hop.html
            Tôi thật sự xúc động khi đọc những dòng chia sẻ giữa các bạn học sinh sau tôi nhiều khóa gửi tới các Thầy (Cô) tư vấn, và thật sự cảm động muốn rơi nước mắt khi đọc những dòng khích lệ từ những người Thầy đi trước dành tặng cho những mầm non.
            Với một người sống hướng nội như tôi, thời gian gần đây còn chịu sự hành hạ của bản thân vì sự ăn không ngồi rồi thì hôm nay tìm cờ lại được tận hưởng nguồn năng lượng tuyệt vời từ trang "Tư vấn tuyển sinh", có lẽ rơi nước mắt thì hơi quá nhưng sự thật cũng đã ngân ngấn rồi, bản thân tôi vốn có năng khiếu về các môn học Khối A mà đặc biệt là Toán - một sự đam mê không gì diễn tả khi tôi có thể thấm từng câu nói của Thầy khi nhắc đến dạng bài nào đó và ngồi một buổi để giải quyết bài cho cả tuần sau! Hầu như chưa bao giờ ngồi học bài theo cách truyền thống nhưng trong suốt những năm ngồi trên ghế nhà trường tôi chỉ thua mỗi Xác suất - thống kê Kinh tế, thời kỳ huy hoàng nhất là càng gần về cuối thời học phổ thông, lên Đại học va vấp nhiều khía cạnh.
              Môn Hóa nó vốn thấm đâu từ trong máu hồi mẹ chưa sinh ra mình hay sao ấy, tôi tự học cả cuốn sách lớp 8 (mượn của Mẹ) Mẹ tôi dạy Hóa - Sinh - Công nghệ, Cha tôi dạy Thực hành cũng Hóa - Sinh - Công nghệ mà. Cấp Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông tôi đều chọn thi Học sinh giỏi môn Toán, đến học kỳ 2 lớp 12 Tôi cũng vinh dự mang về giấy khen đồng giải nhì - không giải nhất Thực hành Hóa - cấp Tỉnh là món quà tôi gửi lại gia đình trước khi bước vào ngành học khác không phải sư phạm Hóa.
Còn môn Lý, vốn tò mò và thích thú với hiện tượng tự nhiên, tôi luôn muốn tìm hiểu tại sao nó lại như vậy, sự tìm tòi làm tôi có hứng thú với môn học này, và với căn bản tính Toán nên tôi có được cái giá cân bằng.
            Sư phạm Toán không có ghế cho tôi ngồi học - đó là tự nhận định bản thân mình, đánh giá bản thân cũng giúp tôi tránh được nhiều thất bại. Dù tôi mê môn Toán tới cỡ nào và "sẵn sàng ứng phó" với giáo viên khi bị bắt gặp tôi luồn qua con ngõ (giải bài cực ngắn).
Tôi yêu thích làm việc trong lĩnh vực Tài chính nhưng biết năng lực của mình trong kỳ thi nên cuỗi cùng tôi học Quản trị kinh doánh (vốn cũng có chút năng khiếu và máu lửa), nội tâm nhưng năng động và nhiệt huyết đưa tôi đi vào hướng Marketing mà không có gì là hối hận. Nhưng nói gì thì nói vẫn phải vạch ra định hướng cho mình, Biết Marketing để biết hội nhập tốt hơn và nâng cao năng lực Quản trị trong lĩnh vực Tài chính, nên đi một con đường vòng không có chỗ nào thừa cả. Tôi vẫn mong từng ngày với cái nóng bỏng của chiếc ghế dành cho Quản trị viên Ngân hàng, đôi khi ai đó cũng không mấy mặn mà.
            Những điểm số tối đa và sự nhạy bén của tôi luôn đậm đà với môn Toán mà các Thầy Cô trong trường nếu "cá độ" thì không thể nào chịu cho tôi cược 9,5 và thật may mắn 9,75 được làm tròn nên tôi thắng, nếu tính tự lượng sức mình thì hài lòng, nhưng tính theo thỏa thuận thì thắng chẳng vinh quang.
           Bài kiểm tra giữa kỳ 9,5 điểm làm tôi gục mặt xuống bàn và bị bạn bè chửi vào mặt rằng con này nó chảnh. Nhưng nếu ai đó có cùng cảm giác này sẽ hiểu đó là sự thất bại không nằm trong cái nửa điểm mà nằm trong cái quyết đoán và thiếu thận trọng khi làm bài. nó ảnh hưởng biết bao nhiêu với cuộc sống, một Bác sỹ mổ không được vượt một ly, một Kỹ sư không được nhầm một số, và người làm kinh tế đặc biệt là tài chính cần cẩn trọng bao nhiêu lần.
            Tôi đã ngồi khóc sướt mướt buổi trưa giữa ngày thi học kỳ 2 năm lớp 12, một bóng người đi ngang qua cửa sổ phía sau phòng học ghé nhìn vào - Thầy chủ nhiệm dạy Toán và cũng là người luôn gọi tôi hai tiếng trìu mến "con gái" hỏi tôi vì sao - tôi nói tôi buồn vì bài thi Toán em sửa lại câu cuối mất nửa điểm rồi. Nhận được lời an ủi rằng còn cơ hội gỡ lại là kỳ thi Tốt nghiệp.
             Hiểu rõ bản thân, biết định vị chính mình, lượng sức thi vào trường và học, định hướng tương lai và cam kết thực hiện, uyển chuyển trong mọi tình huống, quyết tâm làm, ý chí vượt lên cái khó, và nuôi lửa đam mê với nghề. Với những điều này tôi đã sống, đã tồn tại, đã thấy hạnh phúc trong từng công việc tôi làm, dù đường còn xa nhưng có niềm tin.
  *Liên Hương*

Mong cho những cảnh đời bớt đau thương, mong cho những con người biết quay đầu hướng thiện!


Bố tàn tật xin cơm nguội nuôi con

Trong căn nhà “chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã nóng” là nơi ở của 4 con người bất hạnh, có người vợ còm cõi ngày ngày nhặt ve chai nuôi chồng tật nguyền và hai đứa con thơ đang đứng trước nguy cơ “đứt gánh” giữa chừng vì không có tiền ăn học. Hút sâu trong con hẻm ở xóm 3, xã Liêm Chung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nhà của anh Hoàng Văn Bảy (sinh năm 1962) và vợ là chị Vân như một cái hộp tối, rộng chưa đầy 12 mét vuông và cao chưa đầy 3 mét. Chủ nhà vừa thở hổn hển, vừa nhễ nhại mồ hôi vì chứng bệnh xương khớp từ nhiều năm nay vẫn hành hạ, khiến người cha như anh phải bất lực nhìn cảnh gia đình đói túng.
Gia đình 4 người sống trong căn nhà tàn tạ chưa nắng đã nóng. Ảnh: Văn Định.
Anh Bảy mất sớm cả cha lẫn mẹ, có 3 anh trai nhưng đều đã hy sinh nơi chiến trường. Lớn lên anh sống nhờ vào sự đùm bọc của hàng xóm, ai mượn gì làm nấy, siêng năng làm lụng, người làng ai cũng quý. Rồi một lần đi khoan đá, anh vô tình trượt chân ngã rồi rơi xuống độ cao hàng chục mét, phải cấp cứu trên Bệnh viện Việt Đức.
“Khi tỉnh dậy thì biết mình đã nằm trong bệnh viện, toàn thân thể là thương tích, không người thân bên cạnh. Các bác sĩ cho biết, một phần hộp sọ của tôi phải cắt bỏ vì giập nát và không còn khả năng lao động được nữa”, anh Bảy bùi ngùi nhớ lại.
Từ đó, anh sống cô quạnh một mình trong ngôi nhà dột nát. May thay, kể từ khi gặp chị Vân, cuộc sống của anh như một bước rẽ. Họ lay lắt dựa vào nhau sống như vợ chồng vì nghèo đến mức không lo nổi một đám cưới. Hằng ngày, chị đi làm thuê cuốc mướn, còn người chồng ốm yếu chỉ nằm được một chỗ.
Năm 2001, vợ chồng anh đón cậu con trai đầu lòng là Hoàng Văn Đồng và đến năm 2004 chị Vân sinh đôi một trai tên là Hoàng Văn Đức và một gái là Hoàng Thị Phúc.
“Vợ sinh được hai đứa con, người cha tàn tật như tôi mừng rơi nước mắt vì mẹ tròn con vuông nhưng lại lo không biết lấy gì nuôi nổi các con, những ngày bụng mang dạ chửa vượt mặt vợ tôi vẫn phải đi làm để nuôi chồng con. Giờ vợ sinh con, tôi không còn khả năng lao động nữa không biết lấy gì sống”, anh Bảy buồn bã kể.
Biết cảnh ấy, một vợ chồng hiếm muộn đã đến xin nuôi đứa bé Đức. Mới đầu anh nhất quyết không đồng ý nhưng thấy con khóc quá vì đói, người cha bất lực đành nhắm mắt cho con đi.
Cơm thừa xin được anh Bảy đem phơi lên để cả nhà nấu lại ăn dần. Anh Bảy mất sức lao động hoàn toàn sau tai nạn giập hộp sọ ngày trẻ. Ảnh: Văn Định.
“Sinh con ra để rồi phải cho đi một phần máu mủ của mình, tôi biết con giận tôi lắm, nhưng vì thấy các con sống tủi cực quá, gia đình chẳng có gì cho các con, mong sao làm con nhà người khác con không phải chịu cảnh túng thiếu như anh, em thì người làm cha, mẹ như tôi cũng được an ủi phần nào”, anh tâm sự.
Giờ đây, bé Đồng đang theo học lớp 5, còn bé Phúc đang học lớp 1 nhưng cả hai anh em trông còi cọc so với các bạn cùng trang lứa. Hằng ngày các em vẫn chống chọi với cái đói khi đến trường.
Căn nhà của anh chị cũng là do bà con chòm xóm dựng hộ. Lâu ngày tường đã nứt, nắng thì bố con ôm nhau ra ao tránh nắng còn mưa thì mang xô chậu hứng. Nhiều năm nay, cả gia đình trông chờ vào nghề lượm ve chai của chị Vân đầu tắt, mặt tối nhưng cả ngày chỉ được 30 nghìn. Số tiền ấy chẳng thấm vào đâu khi bệnh tật đeo bám anh Bảy triền miên, ngày nào anh cũng phải uống thuốc.
Bữa cơm đạm bạc của cả nhà chỉ có cơm phơi khô xin được nấu lại ăn với rau dại, bữa nào “cải thiện” thì có cơm trắng với rau và mấy con trai, hến mà bé Đồng hụp sông mò về. Những hôm mưa gió, chị Vân không đi làm được cả gia đình lại rơi vào cái đói, thiếu.
Anh Bảy kể: “Nhà nào có cơm thừa tôi lại xin về phơi lên rồi để nấu dần, tiết kiệm tiền mua gạo cho các con ăn học”.
Ban đêm, hai anh em học trong ánh đèn mờ tối, chiếc bóng do mẹ nhặt được khi thu lượm ve chai. Ảnh: Văn Định.
Nhìn cảnh gia đình anh ai cũng chảy nước mắt, bác Lại Văn Minh, hàng xóm cho biết: “Nhìn cảnh gia đình nó vậy chúng tôi ở đây thương lắm, nhiều hôm đói quá hai đứa con cứ đi khắp các nhà xung quanh xin bát cơm ăn cho đỡ đói để đi học. Vì hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi cũng chẳng có gì để giúp.”
Nói về hoàn cảnh của gia đình anh Bảy, ông Phạm Văn Long trưởng thôn 3 cho biết: “Gia đình ông Bảy có hoàn cảnh khó khăn nhất khu vực, là gia đình có công với cách mạng, các anh trai đều đã hy sinh vì nước, ai cũng thương cho lũ trẻ đói ăn thiếu mặc vì ông Bảy không có khả năng lao động, thôn xã cũng nhiều lần động viên, thăm hỏi nhưng chỉ được phần nào”.
Độc giả quan tâm xin gửi về: anh Hoàng Văn Bảy, trú tại thôn 3, xã Liêm Chung, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Số tài khoản: 2906205035507 (Chủ tài khoản: Hoàng Văn Bảy) - Ngân hàng Agribank chi nhánh TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Số điện thoại: 0351.3845.574 (gặp chị Dương Thị Hiền hàng xóm nhà anh Bảy).
Văn Định
http://vn.news.yahoo.com/b%E1%BB%91-t%C3%A0n-t%E1%BA%ADt-xin-c%C6%A1m-ngu%E1%BB%99i-nu%C3%B4i-con-031800452.html

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

Dù hạnh phúc thế nào mình cũng muốn làm cô dâu đẹp!

(Ảnh tải từ internet)








                  Từ trước tới giờ mình vẫn thầm ngưỡng mộ chiếc áo soire, mỗi lần đi ngang cửa tiệm cho thuê áo cưới mình lại ghé mắt nhìn hơn cả những cửa hàng thời trang công sở mà mình thích, chiếc áo soire trắng cúp ngực, hay có vai rộng là kiểu mà mình mơ ước được mặc vô cùng.
                 Có ai trong đời lại không muốn mình xinh xắn, có ai trong đời lại muốn đánh mất vẻ tự tin,... mình đã từng đánh liều đi chụp ảnh cưới, một "cô dâu đơn thân" trong dáng thướt tha với chiếc áo soire trắng có vai và cầm trên tay bó hoa hồng vàng, thật ra mình thích nhất là hồng nhung đỏ đầy tình yêu lãng mạn kìa.
                Mình cũng từng mặc chiếc áo có dây màu xanh, chiếc áo mà dù có bỏ hết những tấm hình chụp với nó mình cũng sẽ cả đời không thể nào quên được vì đó là lần đầu tiên mình được thỏa nguyện, dám mặc nó, được mặc nó, và được chụp ảnh với nó, được ghi lại những ngày tháng xuân xanh với nó, cái tươi tắn tuổi trẻ như màu xanh đó. Ngày đó, mình đã làm cô dâu, một cô dâu ngượng ngùng trong phòng chụp ảnh, có chút thẹn thùng vì mình chưa thật sự chụp hình để chuẩn bị cho đám cưới mà là chụp hình để ghi lại khoảnh khắc trong đời, có chút tự tin trong nụ cười, dù gương mặt mình khi trang điểm lên trông cứng hơn tuổi (mà gương mặt vốn đã được gọi là già trước tuổi rồi).
               Sự can đảm đó không đến sớm hơn, khi mình bước vào tiệm cho thuê áo cưới Uyên - ĐC: đường 30/4 Hưng Lợi, Ninh Kiều, TPCT- Cô chủ tiệm nhìn mình cười và kêu mình thử một chiếc đi, mình rất muốn, thật sự là rất muốn chọn cho mình một chiếc, những chiếc áo ở đây rất đẹp, đối với mình nó rất đẹp và là cái gì đó mà mình mong đợi vô cùng. Nhưng cái đẹp đó sẽ chẳng bao giờ mình dám bước tới, cho đến bây giờ thì lại càng xa hơn...
             Cuộc sống của mình không khá nhưng cũng không đến nỗi tệ, mình đi làm và cũng dành dụm được một khoản nho nhỏ dù đôi khi cũng thắt lưng buộc bụng và khép cái miệng, cột cái chân, mình có mục tiêu tiết kiệm để kịp trả những khoản mình đã nhờ cậy hồi còn học Đại học ở Cần Thơ, và để nhẹ nhàng đi xa không bao giờ trở lại nơi yêu thương hơn hai mươi năm gắn bó cuộc đời mình.
             Có lẽ một ai đó hiểu những cảm xúc này dù rất nhiều người cho rằng nhảm nhí. Mình không muốn khóc khi rời xa cái nôi niềm vui và hạnh phúc nhỏ nhoi này nhưng mình vốn không còn sự lựa chọn.
             Ngày một gần đến lúc mình được mặc áo soire, chính thức làm một cô dâu có chú rể, ngày càng gần đến lúc mình phải chọn cho bản thân một chiếc áo để mặc cho người ta xem, ngày càng gần có những tấm ảnh chụp một cô dâu vừa thẹn thùng vừa mít ướt.
             Đứng trước một cửa tiệm cho thuê áo cưới mình lật tới lật lui để tìm chiếc áo như trong trí tưởng tượng của mình, hay gần với chiếc áo mà mình từng mặc cũng được nhưng cứ tìm mãi cũng chẳng có cái nào vừa ý cả. Mẹ mình tiết kiệm nên muốn thuê áo ở gần nhà cho nhẹ tiền và vì Mẹ cũng chỉ đi đi đám cưới ở gần nên thấy người ta mặc thế là đẹp rồi, vẫn là ý kiến của hai thời đại! Vì không muốn làm buồn lòng Mẹ nên mình đành cố chọn cái áo để ngày đó mặc cho có với người ta.
            Hễ mỗi khi nghĩ tới sự lựa chọn rằng trong đời mình chỉ có một lần làm cô dâu, muốn được mặc chiếc áo mình thích, muốn cất công đi tìm, nhưng lại nhớ tới lời của Mẹ và những cần kiệm chắt chiu từng đồng của Mẹ nên mình đành bỏ qua vậy. Ai cũng có nguyện vọng trong đời về cuộc sống, việc học hành, việc làm, lập gia đình,... nhưng ai cũng có Cha có Mẹ và điều mình cần làm là chiều ý bề trên. Tự nhủ rằng nước mắt mình không rơi nữa, vì những thứ mà mình buộc phải nghe lời và sống trong bổn phận của một người làm con.
           Sự thật thì mình cũng rất ngang bướng và không được mấy ngoan ngoãn dịu dàng, nhưng trong thâm tâm mình vẫn luôn muốn làm hài lòng người Cha người Mẹ. Cả đời mình có lẽ chẳng được bao nhiêu ngay sống gần họ vì sự kiếm tìm cho cuộc sống trong từng ngày và vì nỗi ích kỷ của mình chỉ biết lo tự lập. Dù rất bướng bỉnh và mạnh mẽ, song, mình vẫn không thoát ra được cái ranh giới giữa sự tự do và ràng buôc, mình vẫn không được lựa chọn cuộc sống bản thân để làm điều mình yêu thích, vì điều yêu thích đó vượt qua ngưỡng cửa của một ngôi nhà.
           Tình yêu đối với mình thật là xa xỉ và hôn nhân là cuộc cách mạng giải thoát mình khỏi chế độ này để bước sang chế độ khác màu sắc hơn! Tình yêu đòi hỏi mình phải trả cái giá quá đắt bằng những thứ mình buộc phải thức trắng hằng đêm suy nghĩ vì không ngủ được và phải gom hết sức lại để vượt qua chính mình.               Hôn nhân - chưa có sự trải nghiệm - ấn tượng của mình về cuộc hôn nhân nào đó với biết bao nhiêu thứ không lường trước có thể sẽ xảy ra, rồi đây nó sẽ vô hình làm cho mình thấy mỗi ngày đều là niềm hạnh phúc hay sẽ vắt kiệt sức mình cho những chịu đựng với thời gian.
             Những chiếc áo soire trắng ôm bờ vai, một kiểu tóc bới lên để cài cái lúp, chiếc áo dài đỏ với cái mấn cùng tông, chiếc áo soire màu xanh - đỏ - vàng - màu lam - màu tím với những đôi giày có gót nhọn tôn dáng cho thân hình mũm mĩm, một gương mặt trang điểm đậm đà để "ăn ảnh" và nổi bật giữa một rừng cô gái... tất cả sẽ luôn sống trong mong ước của mình, đi theo mình từng ngày tháng cho đến một ngày nó được sự thật vượt qua.
            Cái giấc mơ ngày xưa với chiếc áo cưới lộng lẫy, tay cầm bó hoa hồng nhưng đỏ rực lãng mạn xem lẫn bông bi làm nổi bật sự e thẹn mà cá tính của mình, được một người mình yêu thương dắt tay đi, ngày vu quy với người mình mong đợi. Đó chỉ là giấc mơ.

Dù hạnh phúc thế nào mình cũng muốn làm cô dâu đẹp!

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Giữ lại mà học tập vì mình rất tiêu cực, cần phải tích cực hơn


Kỹ năng công sở :"Ly nước đã đầy một nửa"

Kỹ năng công sở :

Kỹ năng công sở :"Ly nước đã đầy một nửa"


Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.

Tư duy tích cực là gì?
Nếu thể xác của chúng ta cần đến thức ăn và nước uống thì trí óc của chúng ta cũng cần đến những ý nghĩ khiến ta cảm thấy hưng phấn và hoạt động hiệu quả hơn, đem lại cảm giác vui sống, hạnh phúc và an bình. Một người có tư duy tích cực sẽ luôn nhìn thấy mặt sáng của vấn đề, tức là trong mọi tình huống và hoàn cảnh, họ sẽ nhìn rất rõ những gì tốt đẹp, những tác dụng tích cực, những cơ hội, những niềm vui, những lợi ích hoặc chí ít cũng là những bài học mà tình huống, hoàn cảnh đó mang lại.

Tư duy tích cực giúp ích cho ta như thế nào trong công việc và cuộc sống?
Nếu một ngày nào đó bạn bị sếp khiển trách gay gắt thì bạn có hai lựa chọn: một là chống lại sếp và cho rằng sếp khó chju, hai là bạn thấy đây là sếp cho mình cơ hội hiểu và tránh lỗi sai lầm chết người để thành công và thăng tiến. Hẳn bạn thấy ngay suy nghĩ thứ hai sẽ giúp bạn vui vẻ và làm việc hiệu quả hơn. Bạn sẽ nhanh chóng, sáng suốt tìm giải pháp để làm việc tốt hơn.
Và nếu một ngày đẹp trời bạn đột nhiên bị loại ra khỏi công ty thì bạn hãy nghĩ rằng đây là cơ hội để mở ra những cánh cửa mới. Nơi mới rất có thể sẽ phù hợp hơn với ta, sếp mới biết trân trọng những gì ta làm hơn sếp cũ. Bạn sẽ ra khỏi công ty cũ với nụ cười nhẹ nhõm, ngẩng đầu lên và thấy trời xanh hơn bao giờ hết.
Chuyện xưa kể rằng có một thiếu phụ gặp rất nhiều trắc trở trong cuộc sống. Chồng đã bỏ cô đi từ lâu với người khác, con thì bỏ học giữa chừng, đi làm ăn xa ít khi về nhà thăm mẹ. Cô bèn lên chùa và khóc với sư thầy: “Sao con khổ thế này?”. Nhà sư ôn tồn nhìn cô hồi lâu mới hỏi một câu duy nhất: “Ai đã làm con khổ?”. Thiếu phụ cúi đầu rơi lệ, ngẫm nghĩ rất lâu. Dòng lệ đang tuôn không còn lã chã nữa. Một ngày, hai ngày... một tháng sau người thiếu phụ hớn hở đến chào sư phụ để về nhà. Cô nói: “Thưa thầy, chính con mới là người đã khiến con bất hạnh trong những tháng ngày qua. Con giờ đã thấy mình thực sự hạnh phúc vì sẽ không còn phải chung sống đến cuối đời với con người đã không còn yêu thương mình. Con thấy tự hào vì sinh ra được một đứa con tuyệt vời biết sống tự lập và dấn thân không nỡ là gánh nặng làm phiền cha mẹ. Và trên hết con hiểu rằng, sướng khổ là do chính Ta mà thôi”.
Vậy đó, người thiếu phụ đã trải qua quãng đời đẹp nhất mà không hạnh phúc bởi không biết cách ‘Tư duy tích cực’.
Tư duy tích cực giúp bạn sống hiệu quả hơn, thành công và hạnh phúc hơn.

Làm thế nào để luyện tư duy tích cực
Chính suy nghĩ bên trong của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn như người thiếu phụ trên. Do đó, việc đầu tiên bạn phải muốn là người có tư duy tích cực và muốn thay đổi những suy nghĩ buồn rầu tiêu cực vốn như những liều thuốc độc của tâm trí.

Nguyên tắc cực kỳ đơn giản bạn có thể tập luyện ngay là, mỗi khi đánh giá hoàn cảnh của mình hay tình hình hiện tại, bạn tưởng tượng như đang nhìn vào ly nước ở ví dụ trên vậy - ly nước càng ít nước thì Cơ Hội của bạn để cải thiện càng nhiều. Nếu như bạn có thể tìm ra những cách thức tốt hơn nếu làm lại lần nữa, hãy liệt kê ra càng nhiều càng tốt. Hãy suy nghĩ về những điều may mắn mà hoàn cảnh đã mang lại, cả những thiệt hại mà bạn đã may mắn tránh được nữa... Một khi bạn đã duy trì bài tập này liên tục được một tuần, thì hòn đá đã lăn và bạn sẽ giữ vững được thói quen tư duy tích cực của mình.
Những phụ nữ công sở luôn tư duy tích cực, bạn chính là hình ảnh của PHỤ NỮ NGÀY NAY đấy.
 

 Kỹ năng công sở :

 
Bạn có thể tham khảo qui tắc 3C - Commitment, Control, Chalenge (Cam kết, Kiểm soát, Thách thức) để hỗ trợ việc hình thành lối sống tích cực:

1.Cam kết:
Không dễ thực hiện điều này nếu bạn không có quyết tâm và bền chí. Thật khó suy nghĩ tích cực khi những rào cản luôn hiện diện như thói quen, sự lười biếng, định kiến...
Bạn hãy thử:
-  Bỏ ra 30 phút buổi sáng chạy quanh khu phố
-  Một tuần đọc một cuốn sách hay
-  Một tuần uống cà phê vào một buổi qui định với những người bạn yêu quí
-  Cắt đứt hẳn việc ăn snack khi xem tivi để phần thưởng là một chiếc eo thon
...
-  Gọi điện thoại cho bố mẹ mỗi tuần một lần

2.   Kiểm soát: Control
Hãy để ra các biện pháp để kiểm soát tâm trí, ví dụ như mỗi khi phát hiện ra mình đang sa vào lối suy nghĩ tiêu cực, hãy đánh dấu đen vào cuốn lịch; còn nếu bạn suy nghĩ theo cách tích cực, đánh một dấu đỏ. Theo dõi và tập vui mừng vì bạn sẽ thấy những dấu màu đỏ ngày càng chiếm tỉ lệ nhiều hơn còn những dấu đen sẽ nhanh chóng mất hẳn.

Một nội dung nữa của Kiểm soát là các hành vi của bản thân. Hãy tập để luôn luôn tiên lượng trước kết quả mà các hành vi của bạn sẽ có thể mang lại. Nếu kết quả đó có thể chưa tốt lắm, bạn hãy tìm cách thay đổi hướng hành động của mình rồi hãy hành động.

3.   Thách thức
Đây chính là một điều quan trọng để có thể khẳng định niềm tin mạnh mẽ của bạn vào lối tư duy tích cực. Mỗi khi đứng trước một khó khăn, một sự tồi tệ, một thói quen nào đó, bạn hãy thách thức nó thay vì lảng tránh. Hãy thách thức bản thân để tìm ra các giải pháp cho dù việc đó rất khó, hãy thách thức mình vượt qua được tình huống tồi tệ với những cách cư xử tốt nhất. Bạn có thể sẽ bất ngờ vì những niềm vui lớn lao mang lại cho cuộc sống của mình từ cách tư duy mới mẻ này.

Tại sao không giữ bài này để đọc thêm lần nữa?


Thành công nhờ học hỏi các "ông trùm"

(TNO) Với vai trò Giám đốc điều hành (CEO) của trang mạng xã hội lớn nhất thế giới, Mark Zuckerberg không chỉ liên tục sáng tạo để duy trì sức hấp dẫn của Facebook, mà còn phải "tinh thông" quản trị để giữ vững chiếc ghế quyền lực của mình.

Học hỏi giám đốc tờ Washington Post
Trái ngược với không khí sôi động của các công ty tại thánh địa công nghệ Sillicon Valley (Mỹ), các văn phòng của tờ Washington Post ở bang Washington thường tẻ nhạt và yên ắng. Tuy nhiên, vào năm 2005, tại một trong những văn phòng này đã diễn ra một sự kiện ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của Facebook sau này.
Zuckerberg Donald Graham (phải), CEO của tờ Washington Post, là một trong những người thầy lớn của Zuckerberg về quản trị doanh nghiệp - Ảnh: Reuters
Qua lời giới thiệu của một người bạn thân, Zuckerberg rời trụ sở tại Sillicon Valley để đến gặp giám đốc tờ báo là Donald Graham nhằm tìm hiểu xem liệu Washington Post có muốn đầu tư vào Facebook hay không.
Khi bước vào văn phòng tờ báo, Zuckerberg đã rất ngạc nhiên trước cung cách điều hành của những nhà lãnh đạo ở Washington Post, vốn khác hẳn với các công ty tại Sillicon Valley.
"Tôi hoàn toàn ngạc nhiên với cách họ điều hành công việc kinh doanh. Họ chỉ tập trung vào các mục tiêu dài hạn và đặc biệt chú trọng đến việc phát triển thương hiệu", Zuckerberg viết cảm nghĩ của mình về chuyến đi trong một quyển sách.
Zuckerberg đã theo sát ông Graham trong bốn ngày liền nhằm học hỏi cách điều hành một công ty lớn. Bốn năm sau, anh mời ông Graham giữ một ghế trong ban giám đốc của Facebook.
Tuy nhiên, cho đến nay, tờ Washington Post vẫn chưa hề bỏ tiền đầu tư vào Facebook.
Ông Graham cũng chính là người chỉ cho Zuckerberg cách duy trì quyền kiểm soát công ty của mình.
Giống như nhiều công ty truyền thông khác, Washington Post có hai loại cổ phần, gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi biểu quyết. Gia đình Graham nắm giữ hầu hết số cổ phần thứ hai.
Zuckerberg đã thiết lập mô hình này tại Facebook. Khi trang mạng xã hội phát hành cổ phiếu ra công chúng, Zuckerberg sẽ chỉ nắm một lượng nhỏ cổ phần phổ thông, nhưng sẽ nắm giữ hơn phân nửa tổng số cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Bắt chước Steve Jobs trong cách tuyển dụng
Zuckerberg từng là bạn tâm giao của vị tổng giám đốc quá cố hãng Apple là Steve Jobs. Cả hai thường đi dạo và trò chuyện với nhau vào buổi trưa tại thành phố Palo Alto, bang California (Mỹ), nơi Jobs cư ngụ.
Steve Jobs Mark Zuckerberg học hỏi cách thu dụng nhân tài từ Steve Jobs - Ảnh: Reuters
Steve Jobs thường thích mời những nhân tài mà ông muốn tuyển về làm cho Apple theo cách vừa đi dạo vòng quanh thành phố Palo Alto (Mỹ), vừa thảo luận để thuyết phục họ. Và Zuckerberg cũng bắt chước cách này.
Một số nhân viên của Facebook cho biết, trước khi vào làm, họ được Zuckerberg dẫn đi dạo trên các ngọn đồi gần công ty.
Khi leo đến đỉnh, Zuckerberg sẽ chỉ cho họ thấy toàn cảnh bên dưới ngọn đồi và đồng thời cũng tiết lộ định hướng của mình trong tương lai.
Tờ New York Times dẫn lời một người từng được Zuckerberg tuyển vào làm cho Facebook hồi năm ngoái kể lại: "Anh ấy chỉ về phía trụ sở của Apple, Hewlett-Packard và một số công ty công nghệ lớn khác. Rồi sau đó, anh ấy chỉ vào trụ sở của Facebook và tuyên bố rằng nó sẽ trở nên lớn hơn tất cả các công ty kia. Và rằng nếu tôi gia nhập công ty, tôi sẽ có thể trở thành một phần của sự phát triển này".
"Cần gì luật sư, cứ thỏa thuận riêng với nhau thôi"
Đó là câu mà Zuckerberg thường dùng khi tiến hành đàm phán mua một công ty nào đó. Và qua các thương vụ mua bán thành công của Facebook, anh đã chứng tỏ được mình là một nhà đàm phán sành sỏi.
Ví dụ như trong , Zuckerberg và Kevin Systrom, tổng giám đốc của Instagram, đã đạt được thỏa thuận về các điều khoản của vụ mua bán tại nhà riêng của Zuckerberg ở Palo Alto, trong khi luật sư và cố vấn của hai bên đứng quan sát từ phía xa.
“Khi cuộc thương lượng kết thúc, cả hai vị giám đốc trẻ cùng ngồi lại với nhau bên ngoài căn nhà, ăn bò bít tết và kem, trong khi cánh luật sư ngồi trong nhà xem phim", một người có mặt tại nhà Zuckerberg hôm đó thuật lại.
Quả đúng như vậy, thương vụ Instagram cho thấy cách mà Zuckerberg củng cố quyền lực của mình trong vòng 8 năm qua.
Ban giám đốc của Facebook chỉ nhận được một email thông báo vắn tắt về việc mua Instagram chỉ vài ngày trước khi nó được vị CEO trẻ công bố chính thức. Không ai trong số họ lên tiếng phản đối quyết định này của Zuckerberg.
Hoàng Uy
http://vn.news.yahoo.com/th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-nh%E1%BB%9D-h%E1%BB%8Dc-h%E1%BB%8Fi-c%C3%A1c-%C3%B4ng-tr%C3%B9m-103116833.html

Trích lưu lại bài báo này để học hỏi


Chuyển giao quyền lực tại Sacombank

TT - Ngày 26-5, đại hội cổ đông Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã diễn ra trong êm ả, dù kéo dài sang tận buổi chiều.




Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng (trái) tặng hoa và chúc mừng chủ tịch HĐQT Sacombank là ông Đặng Văn Thành tại đại hội cổ đông thường niên năm 2011 - Ảnh: Thanh Đạm

Trong 10 thành viên HĐQT mới của Sacombank có bốn thành viên đến từ Ngân hàng (NH) TMCP Phương Nam (SouthernBank), hai thành viên từ NH TMCP Xuất nhập khẩu VN (Eximbank) và một thành viên độc lập. Toàn bộ quyền lực tại Sacombank đã được chuyển giao cho nhóm cổ đông lớn mới tham gia, kết thúc thương vụ thâu tóm ồn ào và kéo dài trước đó.
Cổ đông băn khoăn


Mặc dù hầu hết các tờ trình tại đại hội, kể cả tờ trình bầu bổ sung tám thành viên HĐQT mới, đều được các cổ đông thông qua với tỉ lệ gần như tuyệt đối, nhưng vẫn không ít cổ đông bày tỏ băn khoăn về tương lai của Sacombank sau khi được chuyển giao cho người mới. Một cổ đông cho rằng có khá nhiều thành viên trong HĐQT mới đến từ NH Phương Nam, trong khi hiệu quả hoạt động của NH này thời gian qua không tốt và đặt câu hỏi: “Liệu những thành viên này có quản lý được một NH có quy mô như Sacombank hay không?”.
Trả lời câu hỏi này, ông Lê Hùng Dũng - chủ tịch HĐQT Eximbank - cho rằng quản trị của một NH không chỉ nằm trong các thành viên HĐQT mà còn có bộ máy giúp việc, ban kiểm soát, đồng thời cam kết kết quả kinh doanh năm 2012 sẽ vẫn tốt như trước đây, thậm chí tốt hơn. “Tôi có thể trả lời sau đây một năm, sau khi chúng ta tham dự đại hội cổ đông thường niên Sacombank 2013, đó là kết quả hoạt động của năm 2012. Tôi tin rằng kết quả sẽ tốt như trước đây, thậm chí tốt hơn...” - ông Dũng nói.
Một cổ đông cũng đặt câu hỏi: sau khi các lãnh đạo của SouthernBank tham gia vào Sacombank, tới đây liệu hai NH này có sáp nhập với nhau hay không? Một đại diện nhóm cổ đông lớn này cho rằng không riêng gì NH mà tất cả các doanh nghiệp, MA (mua bán, sáp nhập) là xu hướng chung của nền kinh tế. Với Sacombank, trong quá trình hoạt động giai đoạn 2012-2015 cũng tính đến kịch bản này. Tuy nhiên, dù sáp nhập NH nào cũng phải đảm bảo lợi ích của cổ đông, cũng phải có những phân tích, nghiên cứu và được cổ đông thông qua. “Chúng tôi không thể loại trừ, cũng không hẳn là Phương Nam, cũng có thể là Eximbank, tương lai không biết chừng...” - vị đại diện này nói, đồng thời cho biết chưa có kế hoạch sáp nhập trong năm 2012.
“Bức tranh về Sacombank chưa hoàn thiện”
Liên quan đến chuyện thua lỗ của Công ty chứng khoán Sacombank (SBS), ông Lê Hùng Dũng cho biết bước đầu thừa nhận thực tế do có biến động về thị trường, thời gian để xác định thêm những nguyên nhân. Theo ông Dũng, nhóm cổ đông lớn này sẽ cử một thành viên là trưởng ban kiểm toán nội bộ của Eximbank bổ sung vào bộ máy của Sacombank để giữ vai trò tương đối độc lập khách quan trong việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Sacombank cũng như các thành viên liên quan.
Trong khi đó, ông Đặng Văn Thành - chủ tịch HĐQT Sacombank - thừa nhận chuyện thua lỗ của SBS làm cho “bức tranh về Sacombank chưa được hoàn thiện”. Thay mặt HĐQT đương nhiệm, ông Thành bày tỏ lời xin lỗi đến các cổ đông vì những thua lỗ tại SBS đã được biết đến trong thời gian vừa qua ít nhiều ảnh hưởng đến thương hiệu và hoạt động của NH nói chung. “Vấn đề này được chúng tôi nhìn nhận nghiêm túc và xem như là bài học kinh nghiệm trong công tác quản trị điều hành...” - ông Thành nói.
Trước mắt, nhóm cổ đông này tạm chấp nhận những khoản lỗ của SBS là do nguyên nhân khách quan, còn những khoản lỗ do sai phạm, tiêu cực khác nếu có sẽ được làm rõ và báo cáo cổ đông tại đại hội cổ đông 2013. Nhóm cổ đông lớn cũng đã bàn bạc và đi đến thống nhất sẽ kiểm toán một số đơn vị thuộc Sacombank, trong đó có SBS.

Ông Đặng Văn Thành:
Phải chấp nhận cuộc chơi
Trao đổi với báo chí trong giờ giải lao, ông Đặng Văn Thành cho rằng một khi đã tham gia thị trường chứng khoán phải chấp nhận cuộc chơi. Do đó việc tham gia của một số thành viên mới trong HĐQT của Sacombank là điều hết sức bình thường.
* Ông nghĩ thế nào khi có thêm nhóm cổ đông từ các NH khác cùng tham gia điều hành Sacombank?
- Đến thời điểm hiện nay tôi vẫn là chủ tịch của Sacombank. Về quản trị NH, trước đây bản thân Sacombank là một trong những NH tiên phong mời gọi cổ đông nước ngoài. Thời gian qua Sacombank đã có cổ đông lớn nước ngoài như IFC, ANZ, Dragon Capital nên Sacombank đã có phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Cổ đông nào tham gia vào NH cũng sẽ làm việc trên tinh thần như vậy. Đã minh bạch, chuyên nghiệp thì không có gì phải ngại.
Nhiều doanh nhân đã nói niêm yết và tham gia sâu rộng vào kinh tế thế giới đó là ra biển lớn. Mà đã ra biển lớn thì chuyện người đến kẻ đi là hết sức bình thường, không có gì phải lo hết.
* Với cổ đông nhỏ lẻ nên nhìn nhận sự thay đổi ở Sacombank như thế nào?
- Đối với cổ đông nhỏ lẻ, tôi cho rằng nên coi sự việc này bình thường, là sự phát triển của NH. Thời gian qua sự việc tại Sacombank râm ran rất nhiều. Ngày hôm nay tôi đã trả lời hết những thắc mắc đó ở bài phát biểu khai mạc đại hội. Tôi nghĩ rằng gần 800 cổ đông dự đại hội ngày hôm nay sẽ đồng cảm và thấy rằng trong nền kinh tế thị trường thì chuyện đó không có gì lo lắng hết và chúng ta phải nhìn về phía trước.

ÁNH HỒNG - HẢI ĐĂNG
Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/chuy-n-giao-quy-n-l-c-t-004500382.html

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

Mình muốn đi tìm một nơi bình yên.

           Vì chính cõi lòng mình không bình yên, sống nơi nào mình cũng có nhiều nỗi ưu phiền, đó là do chính bản thân mình tự đào hố vùi mình trong đó. Có ai sống mà muốn làm khổ mình đâu? Nhưng vẫn chưa vượt lên được nên cứ chìm, chìm mãi...
           Mình chưa biết rõ về cuộc sống khó khăn của người đồng bào miền xa như thế nào nhưng trong ấn tượng cả mình họ có đời sống khó khăn nên cứ cần cù chịu khó lo làm việc, họ không lắm lời soi mói cuộc sống riêng tư của ai, mà gần như mình thấy họ có cái chung và giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn.
           Cuộc sống ở đây lạnh lùng, mà khi sống ở Thành phố lớn thì lại càng lạnh lùng hơn.
           Nhiều lúc tự hỏi bản thân sao cứ phải mải đuổi theo cuộc sống, kiếm tiền để trang trải cuộc sống đầy những cám dỗ với xa hoa, vì sao phải kiếm nhiều tiền thỏa mãn ước vọng cao vời... cứ chạy như bao người đang chạy...??? Đầy đau khổ!
           Mình chưa từng thấu nỗi cơ cực của người dân miền cao, miền xâu, miền xa, những "thiếu thốn" (như lời người ta hay nói) đến mức nào nhưng họ cũng đã duy trì cuộc sống được với bản làng đấy thôi. Mình muốn một lần thử sống ở nơi nào đó khá yên bình như thế.
           Từ trước tới giờ dẫu có phải làm gì đó cũng chưa đến nỗi gọi là vất vả lắm, giờ lao vào làm việc như người ta thì mình có thể làm nổi không, từ từ rồi sẽ quen dần mà.
           Người ta nói với mình là về làm dâu Miền Trung vất vả lắm nhưng mình muốn được tìm đến nơi nào càng vất vả càng hay, mình muốn tạo lập một đời sống mới, xem như là vô trách nhiệm với gia đình cha mẹ ruột như những người con gái ngày xưa khi gả đi cũng chỉ biết làm dâu cả đời. Được gia đình chồng cho tự do chọn nơi sinh sống, có một người má chồng không hằn hộc đắng cay, lại thương mình như con gái, đó là diễm phúc của người may mắn như mình. Mình muốn thử về đó sống một thời gian xem cuộc sống sẽ như thế nào, vất vả làm việc bao nhiêu mình không sợ mình chỉ sợ mỗi cái lời nói của người ta thôi.
          Biết rằng nghèo khó quá thì cũng buồn, nhưng mải miết kiếm tiền mà phải chịu đựng sự nhịn nhường đến mức đánh mất bản thân mình thì lắm tiền để làm gì cơ chứ. Dẫu sao nhà có ruộng, chỉ một mình mẹ ở nhà, không có cơ sở mua bán, nhưng cũng có thể đi làm với người ta...điều kiện như vậy cũng sống được mà, vất vả chút như tâm hồn thanh thản. Nghe nói đi làm gì đó mỗi ngày cũng được chừng vài chục nghìn cũng đủ trang trải bữa cơm và mua len đan với móc.
          Chẳng biết suy nghĩ của mình như vậy có ngây thơ lắm không nữa???
          Người ta vốn vẫn sợ cái cảnh làm dâu xứ lạ và ai cũng bảo không ở đâu sướng bằng sống với mẹ ruột mình, người ngoài đó vốn vẫn có cái nhìn không mấy thân thiện dành cho người con gái gốc Miền Tây như mình về cuộc sống tiêu pha và đầy đủ, là họ nghĩ thế, biết rằng ngày tháng trôi qua và người ta sẽ hiểu nhưng mình muốn đi tìm cuộc sống bình yên mà, về đó sống có bị gièm pha nữa chăng???
         Có nhiều câu hỏi trong đầu mình đến ngớ ngẩn luôn.

http://vn.nang.yahoo.com/l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-%C4%91%E1%BB%83-l%C3%A0m-g%C3%AC-044500401.html;_ylt=AqtgJ4383PEKSv.ppvJHExFPeeR_;_ylu=X3oDMTNxaG4zcTVhBG1pdANUaW5oeWV1IFRvcFN0b3J5BHBrZwM3Nzc1NDI0Yy1lYzMwLTM2ZWYtOTNjMy0yYzRlZWMzOTA3ZDUEcG9zAzYEc2VjA3RvcF9zdG9yeQR2ZXIDOGMwMDI2ZjAtYTQ5OC0xMWUxLWI1YjMtYjhlZWE5ZThkOTIw;_ylg=X3oDMTFldm9hcjR1BGludGwDdm4EbGFuZwN2aS12bgRwc3RhaWQDBHBzdGNhdAMEcHQDc2VjdGlvbnM-;_ylv=3

http://vn.news.yahoo.com/b%C3%A0i-2-b%C3%A1n-s%E1%BB%A9c-mua-b%E1%BB%87nh-012500996.html

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

Hiểu cơ thể cần gì đi!

         Hai hôm rồi đau họng, ngủ mà nửa đêm tỉnh như là đủ giấc vậy như cổ họng thì đau, cố gắng bước xuống giường đi tìm nước uống cho nó dịu lại, một đêm cũng một hoặc hai lần, nằm xuống ngủ tiếp thì ngủ mê man luôn tới sáng mà báo thức nó có kêu inh ỏi không mình cũng không hay nữa.
       Hôm qua còn nấu nồi cơm để trưa nấu ra thành nồi cháo, hôm nay thì phải gội đầu theo lịch nên không kịp nấu cơm luôn. Dự định là sẽ có bữa trưa thật sự rất rất là đơn giản, trong thời gian ngồi đợi nồi cơm điện bật nút sẽ cho nồi đậu xanh bí đao song hành, và ngồi trông coi chúng mình sẽ móc thêm vài dòng khăn choàng nữa.
      Hồi nãy mua trái bí đao với mấy trái xoài tượng của chú kia đi báo dạo mà chú không tính nhẩm được nên cứ bấm máy tính hoài, mình tính nhẩm cũng không tệ đâu nhưng xém tí nữa là trả thiếu cho người ta rồi, 2 món mà chỉ trả có tiền xoài, không phải cố tình quỵt nhưng thấy áy náy trong lòng.
     Bữa sáng hôm nay là hai cốc nước lạnh, 1 ly nước sắn dây không đường, 1 viên kẹo ngậm "CHỐNG" đau họng. Nhìn bánh mỳ mà hỏng dám đụng vô, ám ảnh cái cảm giác nóng như lửa đốt trong họng lúc nửa đêm, không khí thì oi bức, cái quạt gió khiến mọi thứ bốc hơi đến khô khan, đưa tay lên trán mồ hôi ướt đãm nhưng lạnh lạnh bàn tay...
     Dường như bên trong cái tai trái nó có cái gì đó gây cảm giác ù ù, nhưng đây có bị nước vô, ngoáy thì cũng chẳng có gì gọi là xứng đáng để làm cản trở âm thanh cả, mình có tiền sử viêm tai giữa nhưng giờ đâu có tiếp xúc âm thanh ồn, không nghe phone, 8 điện thoại toàn mở loa ngoài và để xa... thế mà không hiểu nổi!!!
    Cầu mong mọi thứ bình yên!

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Hôm nay ăn cháo rồi

Sáng dậy thấy trong người không được khỏe lắm, thấy hơi mệt trong người mà không muốn dậy luôn á. Miễn cưỡng bắc nồi cơm lên nấu nhưng trong ý định là sẽ ăn cháo rồi, ra sạp đồ rẫy thấy có nấm ngon mừng quá hốt một nắm, thêm nắm đậu cove, nhặt lên 1 ánh gừng nho nhỏ, mua thêm 1000 đồng hành lá
.
Đây là tô cháo của mình cho bữa trưa nè.

Sáng nấu cơm rồi trưa múa ra nấu thành cháo với nấm và đậu cove, thêm gừng, thêm hành lá và tiêu nữa. Hồi tối mua được cây tàu hủ non trong siêu thị nên tô cháo toàn những đồ mát.

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Sản phẩm khăn choàng cổ bằng len - làm thủ công














Cái khăn này mình hứng lên làm nó thành như thế, mình mới tập làm nên chưa mướt lắm nhưng đây là thành phẩm mà mình rất thích.
Có người đặt mua rồi đấy, mình bán với giá 80k, nó dài 1,8m ngang 1,6 tấc, tua rua hơi ít.














Cái này vốn dĩ mình có ý định làm khác nhưng vii tình đổi hướng nên nó ra thế này, nhìn cũng được chứ bộ.
Cái này cũng có người đặt mua rồi, mình cũng bán với giá 80k, chưa đo chính xác nhưng nó dài gần 2m, ngang cũng khoảng 1 tấc rưỡi, tua rua tương đối nhưng chỉ viền 1 đường màu tím chứ hok có hoa.
Những cái sau mình sẽ không làm dài như thế nữa trừ khi có ai đặt, dài chừng 1,4m đến 1,8m là được rồi. Theo mình thì vậy!