Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 5 tháng 3, 2012

Các loại thực phẩm có tác dụng giải độc cho cơ thể








Củ đậu chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, có lợi cho đại tiện. Bình thường thì mọi người hay ăn sống, nhưng bạn có thể chế biến thành xào, nấu hoặc là nướng. Nướng thì giữ nguyên cả vỏ, khi ăn sẽ thấy ngọt và rất mát.
Cách ăn uống không đúng, môi trường ô nhiễm, cuộc sống nhiều áp lực khiến cho cơ thể của chúng ta bị tích tụ rất nhiều độc chất. Những thực phẩm nào có thể hóa giải điều đó.
1. Củ đậu: Củ đậu chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, có lợi cho đại tiện. Bình thường thì mọi người hay ăn sống, nhưng bạn có thể chế biến thành xào, nấu hoặc là nướng. Nướng thì giữ nguyên cả vỏ, khi ăn sẽ thấy ngọt và rất mát.
2. Đậu xanh: Đậu xanh thanh nhiệt giải độc, rất lợi tiểu và có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa cảm nắng và giải khát. Nên ăn nhiều chè, cháo đậu xanh thì sẽ giải độc và tiêu viêm rất tốt. Tuy nhiên, khi chế biến đậu xanh bạn không nên nấu lâu quá, vì lâu quá sẽ làm cho hàm lượng acid hữu cơ cũng như là vitamin bị mất đi và giảm bớt tác dụng vốn có của nó.
3. Yến mạch: Yến mạch có tác dụng giúp dạ dầy co bóp tốt, nhuận tràng, thông đại tiện nên giải độc rất tốt. Bạn hãy nghiền yến mạch nấu chín thành nước để uống hoặc khi uống cho thêm một số nước hoa quả khác như là táo nho, vừa cung cấp được thêm nhiều thành phần dinh dưỡng, vừa lợi đại tiểu tiện.
4. Ý dĩ: Hạt ý dĩ có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, trao đổi nước trong cơ thể, phát huy tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, rất có ích trong việc cải thiện tình trạng của những người béo phì do phù nề. Uống nước ý dĩ là một trong những biện phápgiải độc khá tốt. Bạn hãy đun nhừ hạt ý dĩ rồi cho thêm ít đường vừa đủ vào nguấy đều. Loại nước này vừa giải độc lại vừa có tác dụng làm đẹp da.
5. Hạt kê: Hạt kê không có trấu cám nên sẽ không làm kích thích thành ruột. Đặc biệt là hạt kê có nhiều chất xơ ôn hòa nên rất dễ tiêu hóa, giải độc rất tốt. Bạn có thể nấu cháo kê, cháo kê có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lợi tiểu, hàm lượng dinh dưỡng lại cao và đối với phụ nữ thì có tác dụng làm trắng da.
6. Gạo chưa giã: Loại gạo này còn giữ nguyên các thành phần dinh dưỡng, có hàm lượng chất xơ phong phú, có tác dụng hút nước, hút mỡ và tạo cho bạn có cảm giác no bụng. Khi ăn loại gạo này sẽ làm cho đường ruột thông suốt, giải độc tốt, rất có ích cho những người hay bị táo bón. Hàng sáng ăn một bát cháo gạo chưa giã hoặc là một cốc sữa đậu lành pha với gạo chưa giã là cách giải độc tốt nhất cho cơ thể.
7. Đậu đỏ: Đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy sự co bóp của dạ dầy, giảm táo bón, lợi tiểu. Bạn hãy ngâm đậu đỏ một tối sau đó vớt ra rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ thành chè không đường. Cứ cách một ngày ăn một bát chè không đường này thìgiải độc rất tốt.
8. Cà rốt: Cà rốt có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón của cơ thể. Cà rốt có chứa hàm lượng carontine- phong phú, có thể bài trừ được chất độc. Tuy nhiên, khi chọn lựa cần chú ý rằng cà rốt tươi mới có tác dụng giải độc tốt nhất. Bạn có thể chế biến thành nước ép cà rốt, nếu thích thì cho pha thêm mật ong, nước chanh...vừa ngon vừa giải khát lại vừa giải độc.
9. Sơn dược (một vị thuốc nam): Sơn dược có tác dụng điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của cơ thể, làm giảm bớt sự tích tụ của lớp mỡ ở dưỡi da, tránh hiện tượng béo phì và làm tăng được chức năng của hệ thống miễn dịch. Ăn sống sơn dược sẽ có hiệu quả tốt nhất. Rửa sạch sơn dược và cà rốt, cắt thành miếng rồi cho ép thành nước uống, vừa ngon, vừa bổ cho dạ dầy, đường ruột.
10. Ngưu bàng (một vị thuốc nam): Ngưu bàng có tác dụng thúc đẩy toàn hoàn máu, trao đổi chất và điều chỉnh chức năng của hệ thống đường ruột. Ngưu bàng chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng giữ nước trong cơ thể, làm mềm phân, rất có ích cho việc giải độc, chữa táo bón. Bạn có thể chế biến ngưu bành thành nước giải khát thay cho nước trà, uống lúc nào cũng được và cần phải uống thường xuyên, lâu dài.
11. Măng lau: Măng chứa nhiều chất dinh dưỡng như kali, asparagine có tác dụng lợi tiểu, đào thải được lượng nước thừa trong cơ thể, giải độc rất tốt. Mầm măng lau tươi chứa nhiều vitamin a, rất tốt cho cơ thể và dễ chế biến thành các món ăn ngon miệng.
12. Củ sen: Củ sen có tác dụng lợi tiểu, và đẩy các chất phế thải ra ngoài cơ thể để làm sạch máu. Củ sen được chế biến nóng lạnh tùy thích. Có thể ép thành nước và cho thêm một ít mật ong để uống, cũng có thể nấu lên thành chè rồi uống, hoặc nấu canh xương...
13. Củ cải: Củ cải có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Củ cải chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho những người hay bị táo bón, đồng thời củ cải còn có tác dụng làm giảm béo. Nếu muốn củ cải giải độc có hiệu quả tốt nhất là ăn sống, có thể ép thành nước hoặc là làm sa lát.
14. Cải cúc: Cải cúc chứa nhiều vitamin a, có tác dụng bảo vệ gan và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Bạn có thể chế biến thành các món canh hợp khẩu vị để ăn hàng ngày.
15. Lá củ đậu: Chất xơ trong lá củ đậu rất nhiều, lại không có vị đắng chát, khi ăn dễ làm cho ta có cảm giác no bụng, lại thúc đẩy được sự co bóp của dạ dầy, phòng chống được căn bệnh táo bón. Rửa sạch lá củ đậu rồi cho nhúng qua nước đang đun sôi. Sau đó trộn lẫn với tỏi đã băm nhỏ và ít dầu oliu, như vậy bạn đã có một món sa lát vừa bổ vừa ngon miệng.
16. Lá củ cải: Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin và xơ vô cùng phong phú, có tác dụng khiến bạn ăn ngon, đường ruột co bóp tốt và cải thiện được tình trạng táo bón của cơ thể. Ngoài nấu canh thì bạn có thể ép lá rau củ cải thành nước. Khi ép nên cho thêm ít mật ong, như vậy vừa giải độc mà lại rất bổ.
17. Xuyên thất: Lá cây xuyên thất có những thành phần dinh dưỡng làm giảm lượng đường trong máu và chữa trị căn bệnh táo bón mãn tính. Cho lá xuyên thất, cà chua, quả kiwi vào xay lẫn để uống hàng ngày, vừa ngon vừa bổ.
18. Giấm: Giấm ăn có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, thải các chất acid có hại ra ngoài và giải tỏa mệt mỏi, ngoài ra cũng có tác dụng lợi tiểu, thông ruột. Sáng tối mỗi ngày sau khi ăn cơm thì nên uống một chút giấm ăn, như vậy sẽ rất có ích cho sức khỏe.
Nguồn: Báo Gia đình và Xã hội

Không có nhận xét nào: